6 Điển Tích Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Trong Bộ Trường Kỷ Đục Tích Tam Quốc

Chắc hẳn trong cuộc đời chúng ta đã từng nghe tới tam quốc diễn nghĩa, biết tới gia cát lượng túc chí đa mưu hay quan vũ uy phong dũng mãnh. Truyện tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung được viết vào thế kỷ XIV, lấy bối cảnh nhà Hán bắt đầu suy yếu, tin tưởng hoạn q uan hơn bề tôi trung thực, triều đình mục nát, dân chúng rơi vào cảnh lầm than đến cơ cực.

Truyện tam quốc diễn nghĩa cũng được chuyển thành phim điện ảnh đài truyền hình trung ương Trung Quốc năm 1994, gồm 84 tập phim, kể về 3 nhân vật chính là Tào Tháo, Lưu Bị và Gia Cát Lượng

Từ truyện tam quốc chí diễn nghĩa, nắm bắt được các điển tích lớn trong truyện, kết hợp với phim ảnh, những người thợ thuộc công ty cổ phần Đồ Gỗ Hải Minh đã xây dựng lên 1 bộ bàn ghế trường kỷ đục tích tam quốc khắc hoạ 6 điển tích lớn trong tam quốc chí diễn nghĩa.

Để biết trường kỷ là gì tham khảo bài viết tại đây:

 1.      Điển tích đào viên tam kết nghĩa

Truyện kể rằng năm 184 đời vua Hán Linh Đế có giặc khăn vàng tạo phản, để chống lại giặc khăn vàng, triều đình chiêu nộ anh hùng do Hà Tiến đứng đầu, lần lượt sau đó là sự xuất hiện của Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi cũng đến, cảm thấy tâm đầu ý hợp, cùng chí dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa anh em ở vườn đào.

Chuyện kể rằng khi Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa vườn đào họ vào một cái vườn ở đó có một cái cây cao cao. Họ phân biệt cao thấp bằng cách thi nhảy lên cành cây, ai nhảy lên cao hơn người đó làm anh. Trương Phi nhảy lên cành cao nhất được làm đại ca, Quan Vũ nhảy lên cành lưng chừng được làm nhị ca, còn Lưu Bị bụng bự không nhảy được đứng dưới ôm gốc cây nên là em út. Lúc đó có một ông lão đi qua nói: “Này các vị, xưa nay sự việc đều được lấy gốc làm đầu chứ không ai lấy ngọn làm đầu cả!”. Thế là vị trí được sắp xếp ngược lại: Lưu Bị thành đại ca, Quan Vũ là nhị ca còn Trương Phi trở thành em út!

Cuộc kết nghĩa vườn đào của Lưu – Quan – Trương trong lịch sử trung quốc không có nhắc đến, rất có thể cuộc kết nghĩa đào viên chỉ là 1 sản phẩm tưởng tượng do La Quán Trung tưởng tượng ra, lấy cảm hứng từ mối quan hệ tình như huynh đệ được Trần Thọ nhắc tới trong Tam Quốc Chí.

Tràng kỷ đại trạm tích tam quốc

Hình ảnh kết bái vườn đào giữa Lưu Bị – Quan Công và Trương Phi

2.      Điển tích tam anh chiến Lữ Bố

Một trong những điểm nhấn của truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, đây là màn tướng đấu tướng đặc sắc nhất trong toàn bộ tác phẩm. Lữ Bố miêu tả là người võ nghệ cao cường, dám thách đấu 18 lộ anh hùng. Sau đó là cảnh Lữ Bố đối đầu với 3 anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi.

Lữu Bố (Lã Bố) tên thật là Lữ Phụng Tiên, ông là người có võ nghệ cao cường, giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Ông có 1 con ngựa chiến tên là Xích Thố, nên người thời đó có câu “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” – Dịch ra là Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố.

Trước khi Lưu Bị tham chiến, Lữu Bố đã đánh với 2 người Quan Vũ và Trương Phi tới 30 hiệp nhưng vẫn không phân thắng bại. Sau đó là sự xuất hiện của Lưu Bị, cả 3 cùng hiệp lực nhưng vẫn không giết được Lữu Bố.

Tràng kỷ đại trạm tích tam quốc

Hình ảnh trận chiến tam anh chiến Lữ Bố trong bộ trường kỷ đục tích tam quốc

3.      Điển tích tam cố thảo lưu

Truyện kể rằng Tào Tháo có ý định soắn lấy triều đình, Lưu Bị kháng Tào, lúc này đã có Quan Vũ, Trương Phi võ nghệ cao cường nhưng cần phải có người tài bày mưu tính kế. Nghe theo lời Từ Thứ, Lưu Bị đã 3 lần đến thỉnh Gia Cát Lượng ra giúp sức chống Tào.

Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, lúc đó 27 tuổi, là một người tài khỏi, đang sống ở nhà tranh ở Long Trung. Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi phải đến lần thứ 3 Gia Cát Lượng mới tiếp đón cũng vì cảm động bởi lần thứ 3, khi 3 người đến nhà Gia Cát Lượng, thông qua người hầu biết ông đang nghỉ trưa đã đứng đợi bên ngoài cửa tới khi ông tỉnh. Gia Cát Lượng cảm kích trước tấm lòng và sự chân thành của Lưu Bị nên đã quyết định em hết sức lực mình ra giúp Lưu Bị kiến lập nhà Thục Hán.

Gia Cát Lượng cảm phục Lưu Bị – một người một lòng vì nước, lại rất thành khẩn mời ông giúp nên đã có câu: “Tiên đế không coi thần là thấp hèn, mà tự cúi mình ba lần đến nhà cỏ”

Nhân chuyện Lưu Bị 3 lần tới nhà cỏ nên có câu chuyện tam cố thảo lư

Tràng kỷ đại trạm tích tam quốc

Tam cố thảo lư – kể về 3 anh em Lưu – Quan – Chương đi mời gia cát lượng

4.      Điển tích chử tửu luận anh hùng

 3 anh em Lưu – Quan – Trương cũng muốn xây dựng sự nghiệp cho riêng mình nhưng thế lực còn non yếu nên quyết định tạm náu dưới trướng Tào Tháo. Để sống yên ổn dưới trướng Tào Tháo, Lưu Bị làm vỏ bọc là 1 người chỉ biết trồng cây, xuất ngày quanh quẩn vườn cây sau nhà, không màn đến chính sự. Tào Tháo cũng thông minh không kém khi nhìn ra sự thông minh và tài giỏi của Lưu Bị, nhưng vì muốn thu phục nhân tài, ông ra sức mua chuộc 3 người.

Có lần Tào Tháo mời Lưu Bị đến phủ uống rượu, Lưu Bị sợ tái mét mặt, nhưng vẫn phải đến uống rượu. Đang uống rượu trời đổ mưa to, được ngồi lâu với nhau nên Tào đã hỏi Lưu đến những vị anh hùng trong thiên hạ. Lưu Bị lúc này đáp: “Bị này người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng… Bị này được nhờ ơn Thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ thực không được biết”. Chúng ta có thể thấy cuộc gặp uống rượu không phải giữa 2 người bạn thân mà là 1 cuộc đấu trí, cân não, chỉ cần nói sai có thể dẫn tới cái chết.

Chính vì sự khôn khéo mà người đời đã có câu khen ngợi Lưu Bị:

 “Gượng vào hang cọp tạm nương thân,

 Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!

 Vội vã bầy ra trò sợ sấm,

 Tùy cơ ứng biến lẹ như thần”

Tràng kỷ đại trạm tích tam quốc

Hình ảnh uống rượu luận anh hùng giữa Lưu Bị và Tào Tháo

5.      Điển tích ôn tửu trảm Hoa Hùng

Truyện kể về Quan Vũ trảm Hoa Hùng. Đây có thể nói là công lao đầu tay của Quan Vũ. Bối cảnh là 18 vị chư hầu khởi binh thảo phạt Đổng Trác, Tướng của Đổng Trác lúc bấy giờ là Hoa Hùng tiếp chiến. Bên chư hầu Quan Vũ ra ứng chiến, Tào tháo ủng hộ và trước khi Quan Vũ ra trận ông có mời Quan Công 1 chén rượu. Quan Vũ nói: “Rượu đã rót ra, Quan mỗ sẽ trở lại ngay!” và nhảy lên ngựa, tay cầm đao chạy ra chiến trường.

Chẳng bao lâu sau Quan Vũ đã đem được đầu của Hoa Hùng về, mà khi đó chén rượu Tào Tháo mời Quan Công vẫn còn ấm, vì vậy mới có điển tích ôn tửu trảm Hoa Hùng của Quan Công

Theo lịch sử Trung Quốc ghi chép lại thì Quan Vũ không phải là người trảm Hoa Hùng mà là Tôn Kiên – Giang Đông chi hổ. Có thể La Quán Trung muốn nhân vật Quan Vân Trường là tướng tài giỏi, lợi hại, và cũng là công đầu tiên của ông nên đã tăng công lao này lại cho ông.

Uy chấn càn khôn đệ nhất công,

Viên môn họa cổ hưởng đông đông.

Vân Trường đình trản thi anh dũng,

Tửu thượng ôn thời trảm Hoa Hùng.

Tràng kỷ đại trạm tích tam quốc

Hình ảnh uống rượu luận anh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị

 6.      Điển tích khẩu chiến quần nho

Tháng 8 năm 208 Tào Tháo đem quân chiếm Tân Dã, lúc đó, Lưu Bị nhận thấy Tân Dã không đủ sức chống lại Tào nên xuôi về Giang Hạ, đồng thời muốn liên minh với Tôn Quyền chống lại Tào. Lúc đó Tào cũng gửi thư muôn liên minh với Tôn Quyền chống lại Lưu Bị. Các bề tôi của Tôn Quyền lúc này chia làm 2 phe: Phe hàng đứng đầu la Trương Chiêu, phe chiến đứng đầu là Chu Du.

Lưu Bị cho Gia Cát Lượng sang Giang Đông gặp Tôn Quyền để thuyết phục ông liên minh đánh Tào. Khi sang Giang Đông, ông gặp phải rào cản lớn là phe hàng – lúc này đang có ý định đầu hàng Tào. Tuy nhiên, bằng trí thông minh, khả năng hùng biện đa tài, Gia Cát Lượng đã có màn đối đáp xuất sắc của mình với Trương Chiêu, Ngu Phiên, Bộ Trắc, Tiết Tung, Lục Tích, Nghiêm Tuấn và Trình Đức Khu.

Màn đối đáp xuất sắc này không chỉ thể hiện trí tuệ siêu việt, khả năng ứng đối nhạy bén của Gia Cát Lượng, đã làm cho quan thần Đông ngô 1 phen bẽ mặt.

Theo sử sách, không hề có chuyện Gia Cát Lượng đối đáp với quần nho Đông Ngô. Mà ông chỉ sang Đông Ngô chỉ để đề nghị liên minh, không có một màn đối đáp nào.

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status