Câu đối tổ công tông đức hay tổ tông công đức
Treo và chơi câu đối có lẽ không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam, đây là hình thức của tục treo tranh chữ của người Việt. Nhưng để có được câu đối đẹp cả về hình thức và ý nghĩa thì rất ít người biết được bởi vì các câu đối được bày bán trên thị trường đến người bán cũng không hiểu được hết hàm ý của câu đối mình bán ra.
Câu đối tổ công tông đức thiên niên thịnh/ Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh
Một trong câu đối phổ biến nhất hiện nay trên thị trường rất được nhiều gia đình sử dụng là mẫu câu đối: “Tổ công tông đức thiên niên thịnh/ Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh”. Mẫu câu đối chữ Hán như sau:
祖 功 宗 徳 千 年盛
子 孝 孫 賢 萬 代 荣
Có lẽ quý vị sẽ cho rằng câu này sai bởi vì trên thị trường rất nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh cặp câu đối có chữ như sau: “Tổ tông công đức thiên niên thịnh/ Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh”. Tóm lại “tổ công tông đức” đúng hay “tổ tông công đức” đúng thì mời mọi người cùng dogohaiminh cùng nhau phân tích. Bài viết chỉ nằm trong hiểu biết của dogohaiminh nên có gì thiếu sót mời quý độc giả góp ý cùng chúng tôi.
Mẫu câu đối trên là câu đối gồm 7 chữ mỗi vế, các từ, cụm từ ở từng câu được đối với nhau về âm, về ý, về nghĩa,… Câu đối đọc lên có vần điệu, dễ nhớ, dễ hiểu và tuân thủ được hết các luật của câu đối thì càng hoàn chỉnh và chuẩn hơn.
Hiểu thêm câu đối là gì tham khảo bài viết sau: Câu đối chữ Hán và những nguyên tắc
Hãy cùng dogohaiminh phân tích xem câu đối nào đúng trong cặp câu đối trên nhé!
Đầu tiên, chúng ta sẽ phân tích từng nghĩa từ Hán Nôm sang nghĩa tiếng Việt:
Nghĩa câu đối số 1:
Tổ – là ông bà, là bố của cha mẹ mình
Công – hiểu là công lao, những đóng góp có lợi cho gia đình và xã hội
Tông – là dòng họ, dòng tộc
Đức – là đạo đức, phẩm chất đức hạnh tốt đẹp
Thiên – là nghìn, 1000
Niên – là năm
Thịnh – hưng thịnh, phát đạt
Nghĩa câu đối số 2:
Tử – là con
Hiếu – là hiếu thảo, biết ơn và kính trọng
Tôn – là cháu
Hiền – hiểu là hiền tài, đức độ
Vạn – nghĩa là mười ngàn
Đại – to lớn
Vinh – vinh dự, vinh hoa
Xét câu đối: tổ công tông đức thiên niên thịnh/ tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh
Trong cặp câu đối trên, chúng ta thấy từng từ và cặp từ trong câu đối của vế A được đối với vế B cả về ý và về nghĩa như ông bà đối với con (tổ đối với tử), dòng họ được đối với cháu đít tôn – cháu trưởng tổng (tông đối với tôn), công lao, công đức đối với hiếu thảo, lòng biết ơn (công đối với hiếu), nhân phẩm đức hạnh được đối với hiền tài và đức độ (đức đối với hiền).
Các từ hay cặp từ khi liên kết lại đều được vế đối còn lại đối lại một cách đầy đủ ý và nghĩa. Kết luận câu đối trên là đúng.
Xét câu đối: tổ tông công đức thiên niên thịnh/ tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh
Trong cặp câu đối trên ta thấy các cặp từ trong câu đối chưa được đối ý nghĩa với nhau như: “tổ tông” – ông bà và cha mẹ thì vế đối B lại là “tử hiếu” – con cái hiếu thảo. Một vế cả 2 là 1 danh từ chỉ ông bà và cha mẹ nhưng vế đối còn lại 1 từ thì là danh từ (con là danh từ) và 1 từ còn lại là tính từ à không đúng quy tắc khi làm câu đối
Xét tiếp cụm từ tiếp theo: “công đức” – công lao và phẩm chất đức hạnh, 2 từ này đều là tính từ nhưng vế đối câu B lại là cụm từ “tôn hiền” – chỉ người cháu phải hiếu thảo và kính trọng người trên, 1 từ là danh từ (tôn – cháu) và 1 từ là tính từ (hiền – hiền thảo và tôn kính). Không đúng quy tắc trong khi làm câu đối.
Kết luận: câu đối trên là viết sai
Chúng ta có thắc mắc tại sao câu đối trên tại sao lại viết sai từ bản gốc câu đối chữ Hán không? Theo quan điểm của dogohaiminh, bản dịch chữ Hán Nôm câu: tổ công tông đức thiên niên thịnh khi được truyền miệng đến những người thợ làm, có thể họ hiểu nhầm cặp từ “tổ công” ý là tổ của 1 con chim công (hiểu theo tiếng Việt) nghe nó không hay và khi phát âm nó không vần điệu như từ “tổ tông” – ý nghĩa và vần điệu hơn. Cứ thế, những người thợ sau này vì thiếu kiến thức nên họ tiếp tục sử dụng câu đối trên mà không biết rằng nó đã bị sai.
Nếu mọi người vẫn quyết định sử dụng vế đối A: tổ tông công đức thiên niên thịnh thì vế đối B sẽ phải chỉnh sửa lại cho đúng với quy tắc khi làm câu đối. Câu đối hoàn chỉnh sẽ như sau:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tôn tử hiếu hiền vạn đại vinh
câu đối tổ tiên công đức thiên nhiên thịnh/ con cháu thảo hiền vạn đại vinh
Hoặc:
Công đức tổ tông thiên niên thịnh
Hiếu hiền tôn tử vại đại vinh
Ý nghĩa câu đối tổ công tông đức thiên niên thịnh/ tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh
Cặp câu đối trên là mẫu câu đối gồm 7 chữ trên mỗi câu dùng để ngợi ca và tưởng nhớ công lao, công đức của tổ tiên, những điều tốt đẹp có ích cho xóm làng và xã hội được mọi người công nhận lưu truyền lại đến nhiều đời, nhiều thế hệ.
Nhắc nhở phận con cháu sống đạo đức và hiền lành như cha ông, cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ, kính nhớ tổ tiên, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên để lại.
Tìm hiểu thêm ý nghĩa câu tổ công tông đức đối tham khảo bài viết tại đây:
Câu đối tổ công tông đức thì nên đi với đại tự chữ gì?
Như đã nói trên, cặp câu đối trên dùng ngợi ca công lao tổ tiên, dặn dò con cháu sống đạo đức, hiếu thảo và gìn giữ phát huy những phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên, nó có thể đi với hành phi chữ Đức Lưu Quang – những phẩm chất tốt đẹp, những đức độ, đạo đức được lưu truyền lại và toả sáng rực rỡ cho đời sau