Ý nghĩa tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá
Chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh, chủ đề mang tên văn vương cầu hiền – lã vọng câu cá trên đồ gỗ mỹ nghệ, những chiếc tủ chè cẩn ốc hay trên những đĩa sứ, bình sứ. Trong đầu chúng ta tự hỏi hình ảnh đó mang chủ đề gì? ý nghĩa ra sao?. Chúng ta sẽ tìm hiểu chúng qua bài viết sau đây:
I. Tìm hiểu điển tích văn vương cầu hiền – lã vọng câu cá
Điển tích “văn vương cầu hiền – lã vọng câu cá” mà chúng ta đang bàn luận ở đây kể về vua Văn Vương đi tìm người hiền tài để giúp mình trong việc trị vì đất nước. Và người đang được vua tìm kiếm là Lã Vọng – ông là người học rộng tài cao, rất muốn mang sức mình ra giúp dân giúp nước nhưng không được người đầu coi trọng và sử dụng.
Tích văn vương cầu hiền được nghệ nhân cẩn ốc trên chiếc tủ chè liên chi khảm ốc
Văn Vương là ai?
Ông là Cơ Xương (1154 TCN – 1046 TCN) thủ lĩnh bộ tộc nhà Chu dưới thời nhà Thương. Ông là người thông minh và tài giỏi, biết đối nhân xử thế, với dân ông biết khoan hậu, giảm bớt tô thế. Với người hiền tài biết cầu cạnh, nhiệt tình khoản đãi, kề gối chuyện trò.
Cơ Xương – Chu Văn Vương
(nguồn internet)
Ông không chịu được sự tàn bạo của Trụ Vương nên đã phản kháng, ông bị bắt giam ở Dữ Lữ, nhờ có sự giúp đỡ của Khương Tử Nha, Tán Nghi Sinh và Hoành Yêu đồng mưu tìm gái đẹp và đồ vật lạ dâng vua Trụ, ông được ra khỏi ngục và về nước.
Khi nghe tin có ông già đã ngoài 60 tuổi, mọi người hay gọi là Lã Vọng, hay ngồi câu cá trên sông Vị, người này rất tài giỏi, văn võ song toàn. Ngưỡng mộ tài năng của Lã Vọng, Cơ Xương chiêu mộ ông và phong ông làm tướng soái cầm quân đánh nhà Thương, thậm chí còn yêu cầu con mình gọi ông là Thượng Phụ.
Cơ Xương có sự góp sức của Khương Tử Nha, ông đã đánh thắng nhiều trận chiến tiêu diệt nhà Thương, chiếm cứ phần lớn phần phía nam sông Vị, hình thành cục diện “ba phần thiên hạ có hai phần”. Ông mất khi tham gia trận chiến cuối cùng tiêu diệt nhà Thương.
Về sau con ông là Cơ Phát kế nghiệp, diệt vua Trụ nhà Thương, xây dựng lên nhà Chu, trở thành thiên tử đầu tiên, truy tôn ông là Văn vương (文王).
Lã Vọng là ai?
Lã Vọng (1156 TCN – 1017 TCN) tên thật là Khương Thượng, tự Tử Nha, quê ở Đông Hải. Từ đời vua Thuấn đến đời nhà Hạ, tổ tiên của ông ở được phong hầu ở đất Lã nên lấy họ là Lã. Sau đến nhà Thương phong hầu lại cho các tướng lĩnh, đại thần khai quốc nên tổ tiên của ông trở thành thường dân và lấy họ là Khương. Nên dân gian cũng có tên gọi ông là Lã Vọng.
Khương Tử Nha – Lã Vọng
Nguồn (internet)
Ông là người có tài nhưng không được trọng dụng, ngoài 60 tuổi, ông đoán được sự suy tàn của nhà Thương nên hàng ngày ra bờ sông Vị câu cá chờ thời cơ lập nghiệp lớn. Ông ngồi câu cá lâu tới mức hòn đá ông ngồi và chỗ để chân mòn lõm xuống. Ông ngồi câu trên sông Vị bằng một lưỡi câu thẳng, Thấy lạ, Cơ Xương mới hỏi: “ông lão, sao câu cá bằng lưỡi câu thẳng thế thì câu sao được?”. Khương Tử Nha mới trả lời: “Lưỡi câu bình thường chỉ câu được cá, lưỡi câu này mới câu được minh chủ.”
Sau khi đầu quân cho Cơ Xương, ông chấn chỉnh quân đội, xây dựng lực lượng giúp Chu đánh đổ nhà Thương, mở rộng bờ cõi và chiếm đến 2/3 diện tích thiên hạ lúc bấy giờ.
Sau khi Cơ Xương mất, ông giúp con trai Cơ Xương là Cơ Phát đánh đổ nhà Thương, mở ra nhà Chu. Ông có công lớn nên được phong làm vua Tề ở đất Doanh Khâu, lập ra nước Tề, hiệu Tề Thái Công.
II. Ý nghĩa tích văn vương cầu hiền – lã vọng câu cá
Điển tích “Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá” là một câu chuyện lịch sử và văn học Trung Quốc nổi tiếng, được xem là một biểu tượng cho tinh thần truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc Trung Hoa.
Trong câu chuyện này, Văn Vương là một vị vua thông minh, biết nhìn người, tôn trọng tài năng và giá trị của những người thông thạo văn chương. Ông đã tìm đến Lã Vọng, một người hiền tài học thức và tài năng trong việc câu cá, để cầu việc. Lã Vọng khiến Văn Vương phải chờ đợi vài lần, nhưng cuối cùng đã đến và giúp Văn Vương giải quyết được vấn đề.
Hình ảnh lã vọng câu cá khảm ốc trên chiếc tủ chè khảm ốc liên chi
Ý nghĩa của câu chuyện này là khuyên người ta nên tôn trọng và trọng dụng những người có tài năng và hiền tài, đồng thời cần có sự kiên nhẫn và chờ đợi để đạt được mục tiêu. Nó cũng giáo huấn về tầm quan trọng của văn học và học thuật, và khuyên người ta nên tích lũy kiến thức và tìm kiếm sự hiền lành, lòng trung thành và tình cảm trong cuộc sống.
Điển tích này cũng truyền tải thông điệp về giá trị của sự đoàn kết và hợp tác giữa các người có tài năng và những người đang trong vị trí lãnh đạo, để đạt được mục tiêu chung của cả xã hội và đất nước.
Ở mặt trận chính trị, điển tích này cho thấy tầm quan trọng của việc tuyển chọn những người có tài năng và đức hạnh để giúp đất nước phát triển. Văn Vương là một người lãnh đạo thông minh, anh minh và biết tìm kiếm những người có tài năng để giúp ông thực hiện những kế hoạch phát triển đất nước. Điều này cho thấy rằng, để đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết tìm kiếm và tuyển chọn những người có tài năng và đức hạnh để hỗ trợ cho mình.
Ở mặt trận kinh doanh và xã hội, điển tích này cũng cho thấy tầm quan trọng của sự kiên nhẫn và cẩn trọng trong quyết định. Điển tích này nhắc nhở chúng ta rằng, không nên nóng vội và cần phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. Những người lao động cũng cần phải kiên nhẫn và chăm chỉ trong công việc để đạt được thành công.
Với những ý nghĩa tích cực và sâu sắc như vậy, câu chuyện “Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá” đã trở thành một biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Trung Hoa, và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ nghệ thuật đến giáo dục, kinh doanh và xã hội.
III. Tích văn vương cầu hiền – lã vọng câu cá trong đồ gỗ mỹ nghệ
Để lưu truyền lại những giá trị tốt đẹp mà điển tích văn vương cầu hiền – lã vọng câu cá mang lại cho hậu thế, ông cha ta đã làm lên những tác phẩm đẹp mô tả điển tích trên, để lưu truyền cho hậu thế sau này.
Điển tích vương cầu hiền – lã vọng câu cá đễ bắt gặp trong cánh tủ chè khảm ốc, trên tranh gỗ đục hoặc tranh khảm ốc, trong bộ ghế trường kỷ,…
Sập khảm tích văn vương cầu hiền
Tủ chè khảm liên chi tích văn vương cầu hiền
Tủ chè cánh cong khảm tích văn vương cầu hiền
Tủ chè cánh phẳng khảm tích văn vương cầu hiền
Trường kỷ tích đục văn vương cầu hiền
Tủ chùa khảm tích văn vương cầu hiền
Tranh đĩa khảm tích lã vọng câu cá
Tranh đục