Ý nghĩa chữ Đức trong tiếng Hán
Chữ đức trong tiếng hán là gì?
Từ ngàn xưa nói đến Đức người ta thường nghĩ ngay đến đạo lý làm người. Đạo Đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người. Lành dữ họa phúc của con người có liên quan chặt chẽ với đức: có đức là có phúc; vô đức là chịu tai họa. Đây cũng chính là đạo lý “Đạo Trời không thân với ai, mà thường giúp người thiện”
“Người có đức hành từ bi hỷ xả
Đem tình thương chia sẻ khắp muôn nơi
Gom khổ đau cho tất cả rạng ngời
Mừng vui sướng khi thấy người thành đạt”
Ý nghĩa của chữ Đức tiếng hán
Chữ Đức 德 được tạo lên từ những phần như sau: Bên trái là bộ xích 彳 Bên phải trên cùng là chữ Thập 十 , dưới chữ thập là chữ Mục 目 , dưới chữ mục là Chữ nhất 一 , dưới cùng là chữ Tâm 心 tất cả kết hợp cấu thành chữ Đức 德
Trong đó “彳” (Xích) chỉ bước đi chậm rãi, lâu dài, trường kỳ. Có thể hiểu rằng, “đức” là phải từng chút từng chút tích lũy mà thành, không phải là việc nhất thời mà là việc của cả một đời.
“十” (Thập) ngụ ý là nhiều, là đầy đủ, là thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, cũng có ngụ ý là bốn phương tám hướng. Điều đó có nghĩa rằng, con người dù ở đâu, lúc nào cũng phải dùng đức hạnh để đối đãi với người khác.
“罒” là chữ mục – mắt “目” nằm ngang, nhấn mạnh rằng, người có đức thì có thể biết rõ thị phi, thật giả, có thể phân biệt được tốt xấu, đúng sai.
“一” mang ý nghĩa là chỉnh thể, tổng thể, là toàn bộ, ý nói người có đức lấy đại cục làm trọng, không tư lợi cho bản thân, vạn pháp quy nhất, một lòng một dạ, không tâm không tạp niệm, không vướng bận.
“心” là chỉ nội tâm, muốn tu dưỡng được đức thì cần phải dựa vào tu dưỡng nội tâm. Tâm là bên trong, là thật lòng, chân tình, trung thành. Tâm (“心”) là bộ phận dưới cùng của chữ đức (“德”), ý nói đức là trong đáy lòng không có vụ lợi, tư lợi.
Qua chiết tự chữ Đức ta còn thấy được người có Đức cao thi vô vi không vội vàng mà thuận theo tự nhiên. Người có đức cao thì thuận theo tự nhiên không có ý cầu đức cho nên có đức, người có đức thấp thì luôn vội vàng và có ý cầu đức cho nên không có đức.
Có thể nói chữ “Đức” quyết định hết thảy mọi thứ của con người, sâu cạn nhiều ít của đức hạnh quyết định phúc phận và vận mệnh của con người. Cũng chính như “có đức mặc sức mà ăn” mà cổ nhân thường nói đến..
“Có đức mặc sức mà ăn”
Ở đời phước đức phải năng thực hành
Trong không động ngoài không tranh
Vì người hành thiện tâm thành giúp nhau
Tương lai chắc được sang giàu
Truyền lưu con cháu ngày sau kế thừa
“Trường cữu chi kế” người xưa
Tích đức không thấy vì chưa cần dùng
Tuy rằng mờ ảo mông lung
Nhưng mà chắc chắn có dùng hiển vinh!
Xem thêm:
- Chữ phúc – Ý nghĩa chữ Phúc trong cuộc sống hàng ngày
- Chữ Nhẫn – Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày
- Chữ thọ – Ý nghĩa của chữ Thọ trong cuộc sống
- Chữ Lộc – Ý nghĩa của Chữ Lộc trong cuộc sống
- Tủ chè (tủ kinh, tủ sách) là gì? Cách phân loại Tủ Chè
- Tìm hiểu về tích Tứ Dân
- Trường kỷ là gì? Cách phân loại, phân biệt Trường kỷ, Phương kỷ, Đoản kỷ